Đối với các công ty liên doanh nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia thì dịch vụ chuyển giá đã rất quen thuộc. Vậy bản chất chuyển giá là gì? Hoạt động chuyển giá được thực hiện như thế nào? Các hình thức chuyển giá? Đâu là thực trạng chuyển giá ở Việt Nam? Công ty nào thực hiện dịch vụ chuyển giá tốt nhất hiện nay? Chúng ta cùng bàn luận về các vấn đề chuyển giá trong nội dung ngay sau đây nhé.
Khái niệm chuyển giá
“ Chuyển giá có thể coi là hình thức chuyển dịch giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp không theo giá thị trường. Hình thức chuyển dịch được thực hiện chính sách đối với hàng hóa, vay, đi vay, dịch vụ. ”
Khái niệm giá chuyển nhượng
“ Giá chuyển nhượng là giá nội bộ được các chi nhánh hoặc bộ phận của doanh nghiệp lớn dùng để trao đổi vào sản phẩm và nhân tố. Giá chuyển nhượng được thực hiện giữa các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết và chỉ dùng để trao đổi, mua bán và vay mượn.”
Khi các bộ phận khác nhau của một hệ thống các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lợi nhuận của chính mình họ sẽ phát định giá chuyển nhượng phục vụ cho mục đích chuyển giá.
Giá chuyển nhượng cũng được sử dụng để xác định chi phí khi các doanh nghiệp giao dịch với nhau.
Giá chuyển nhượng thường không chênh lệch nhiều với giá thị trường. Trong trường hợp chênh lệch cao thấp khác nhau thì có những đơn vị sẽ thực hiện mua từ thị trường để có mức giá tốt hơn.
Doanh nghiệp có quyền tùy nghi trong việc xác định giá sản phẩm trong chuyển nhượng nội bộ. Điều đó có thể dẫn đến trường hợp các công ty đa quốc gia chuyển nhượng từ chi nhánh nước có mức thuế cao sang chi nhánh ở nước có mức thuế thấp hơn.
Từ đó phát sinh các quy định về chuyển giá cụ thể để đảm bảo sự công bằng và chính xác cho giá chuyển nhượng.
Chuyển giá được thực hiện giữa các bên có quan hệ liên kết nhằm đạt được các mục tiêu
Mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn: Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh nên các cá nhân, doanh nghiệp tự quyết định giá cả của giao dịch nhằm mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn.
Lựa chọn các chủ thể có cùng lợi ích để thực hiện chuyển giá nhằm mục tiêu không làm thay đổi lợi ích toàn cục giữa các nhóm liên kết.
Quyết định chính sách giá giao dịch thường không làm thay đổi tổng lợi ích chung tuy nhiên nó có thể làm thay đổi nghĩa vụ thuế. Chuyển giá được thực hiện từ nơi điều tiết cao sang thấp hoặc ngược lại.
Khái niệm báo cáo chuyển gia·
“ Báo cáo chuyển giá còn được gọi là Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết hay Hồ sơ chuyển giá. Báo cáo chuyển giá là tài liệu được được trình bày theo yêu cầu của pháp luật bao gồm các cơ quan thuế, cơ quan hải quan…”
⭐ Báo cáo chuyển giá được thực hiện khi xảy ra các hoạt động mua bán, trao đổi, cho vay, vay… giữa các bên có qua hệ liên kết.
⭐ Báo cáo chuyển giá cho phép chứng minh, xác địch trong từng giao dịch giá trị thị trường của doanh nghiệp.
⭐ Báo cáo chuyển giá (Hồ sơ chuyển giá; Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết; Báo cáo giao dịch liên kết) là những tài liệu, hồ sơ, phân tích, so sánh xác định giá thị trường của các giao dịch.
⭐ Hồ sơ này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định về chuyển giá tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP thời điểm phải lập hồ sơ chuyển giá là trước khi kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm.
Toàn bộ hồ sơ phải được lưu giữ và khi cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ.
⭐ Thuế chuyển giá là nghĩa vụ thuế, số thuế của các doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch chuyển giá với các bên liên kết.
⭐ Khi tiến hành những giao dịch xuyên biên giới thì mức thu nhập chịu thuế tại các quốc gia khác nhau có thể khác nhau tương ứng với quy định của các cơ quan thuế tại sở tại.
Các hình thức chuyển giá nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc chuyển giá lãi và chuyển giá lỗ. Cụ thể:
⭐ Tài sản góp vốn bao gồm máy móc, công nghệ, thiết bị, quyền sử dụng đất… Tài sản góp vốn đến từ đầu tư nước ngoài thông thường là các loại máy móc thiết bị chuyển về trong nước.
⭐ Do trình độ cập nhập, năng lực thẩm định giá, sự thiết thông tin cơ sở dữ liệu… về sản phẩm khiến việc định giá không chính xác. Giá máy móc thường bị đẩy cao hơn so với giá trị thực tại nước sở tại.
⭐ Mặt khác việc định giá tài sản còn liên quan đến chi phí khấu hao tài sản cố định.
⭐ Do giá trên chứng từ hóa đơn có thể được thỏa thuận khi nhập vào vùng lãnh thổ nên dễ dẫn đến tình trạng giá cao khiến chi phí khấu hao cũng cao hơn so với thông thường.
⭐ Ngoài tài sản cố định thì việc góp vốn vào doanh nghiệp còn bao gồm cả những tài sản vô hình bao gồm: bằng sáng chế, công thức pha chế, thương hiệu, phần mềm…
⭐ Đây là những thứ rất khó để định giá hay kiểm soát giá. Thông thường giá những tài sản này dễ bị tăng lên nhất là trong trường hợp nhà đầu tư là người nước ngoài.
Hành động nâng chi phí quản lý – hành chính, chi phí quảng cáo là việc làm nhằm làm tăng chi phí doanh nghiệp.
Nguyên nhân cũng là do việc định giá trong các chi phí này gặp nhiều khó khăn nhất là trong trường hợp:
⭐ Thuê người quản lý nước ngoài, thuế người quản lý với mức lương cao.
⭐ Chi trả các khoản chi phí quản lý cho công ty mẹ.
⭐ Cử nhân viên ra nước ngoài học tập, đào tạo với mức chi phí cao.
⭐ Nâng cao chi phí quảng cáo do quy định chi phí quảng cáo tại nước ta còn chưa đủ để kiểm soát chặt chẽ hoạt động này.
⭐ Thay đổi giá bán giữa các công ty liên kết thường xảy ra trong trường hợp công ty bán sản phẩm giá thấp cho công ty nước ngoài và mua vào với giá cao hơn.
⭐ Từ đó là doanh thu giảm xuống, chi phí tăng lên đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm sút và giảm thuế TNDN.
⭐ Lợi nhuận trong trường hợp vay và cho vay giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết được chuyển từ nơi có thuế xuất cao sang nơi có thuế suất thấp. Hình thức này hiện nay đang phổ biến xảy ra.
Chuyển giá, trốn thuế là 2 cụm từ được nhắc đến nhiều trong đánh giá quá trình chuyển giá. Vậy chuyển giá có phải là trốn thuế không?
Chuyển giá được thực hiện giữa các đơn vị liên kết thông qua các giao dịch thông qua các quy tắc và phương pháp định giá.
Đối với các giao dịch xuyên biên giới thuế chuyển giá từ các giao dịch có thể khác nhau do phương pháp định giá trong giao dịch liên kết giữa các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia là khác nhau.
Chính vì vậy để chuyển giá không dẫn đến hành vi lách thuế, trốn thuế cần làm rõ hoạt động chuyển giá có đảm bảo đúng quy định hay không. Chúng ta không nên quy chụp hoạt động chuyển giá là gian lận thuế hay trốn thuế.
⭐ Tại Việt Nam, các cơ quan thuế phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thực tiễn khi chống chuyển giá.
⭐ Hiện nay nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ thậm chí lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn hoạt động bình thường. Nhiều trường hợp lỗ lũy kế đến mức âm vốn nhưng doanh nghiệp không phải phá sản hay đóng cửa sản xuất.
⭐ Trước tình trạng này cơ quan thuế đã tiến hành điều tra làm rõ sự liên quan của doanh nghiệp đối với hành vi chuyển giá.
⭐ Tuy nhiên có nhiều tình huống vẫn nằm trong nghi vấn hoặc chưa phát hiện. Đây cũng chính là thách thức không nhỏ với các cơ quan thuế của Việt Nam.
Để tránh những tổn thất từ việc cơ quan thuế thanh tra về chuyển giá chúng ta cần chú ý đến những rủi ro như sau:
Trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ quy định giao dịch độc lập và không kê khai, không xuất trình hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sẽ bị áp dụng các hình thức ấn định chi phí theo quy định của pháp luật.
Chi phí ấn định bao gồm định giá chuyển nhượng, lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập chịu thuế.
Tùy thuộc vào lỗi vi phạm theo Luật quản lý thuế các khoản phạt bao gồm:
Phạt từ 10 – 20% số tiền thuế bị truy thu và 0,05 – 0,07%/ngày số tiền lãi chậm nộp (giai đoạn từ ngày 01/7/2016 là 0,03%)
Phạt trốn thuế từ 1 – 3 lần số thuế bị truy thu.
Tỷ lệ phạt thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh và bản chất lỗi vi phạm và cơ quan thuế quyết định cụ thể về vấn đề này.
⭐ Chuyển giá là việc thực hiện các chính sách giá nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp đối với hàng hóa, dịch vụ hay tài sản chuyển dịch giữa các nhóm liên kết hay tập đoàn.
⭐ Tuy nhiên theo quan điểm của nhà nước thì chuyển giá là hình thức làm thất thu ngân sách (cụ thể ở đây là thuế TNDN).
⭐ Do vậy các quy định, văn bản pháp luật, hướng dẫn áp dụng giá thị trường trong các giao dịch liên kết được nhà nước xây dựng.
⭐ Mặt khác đồng bộ là các quy định, hướng dẫn các cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra và giám sát các giao dịch liên kết này của doanh nghiệp. Từ đó hạn chế tối đa hình thức chuyển giá trái với quy định của pháp luật.
Để thực hiện biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả chúng ta nên thực hiện đồng bộ các biện pháp như sau:
Chống chuyển giá thông qua việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Chống chuyển giá thông qua việc xây dựng bộ máy thanh kiểm tra về hoạt động chuyển giá.
Chống chuyển giá thông qua việc áp dụng phương pháp định giá hiệu quả.
Chống chuyển giá thông qua việc tăng cường thanh kiểm tra về chuyển giá.
Chống chuyển giá thông qua việc xây dựng và liên thông cơ sở dữ liệu.
Chống chuyển giá thông qua việc tăng cường đào tạo và nâng cao nguồn lực cho ngành thuế.
Chống chuyển giá thông qua việc không cấp ưu đãi thuế đại trà.
Chống chuyển giá thông qua việc không thu hút vốn FDI bằng mọi giá.
Chống chuyển giá thông qua việc khuyến khích minh bạch, chế tài hữu hiệu và trách nhiệm công vụ.
⭐ Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu về dịch vụ tư vấn về chuyển giá. Do đó để đáp ứng nhu cầu thị trường có rất nhiều các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này.
⭐ TAF là một trong những công ty cung cấp dịch vụ uy tín trên thị trường được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. TAF có thế mạnh với đội ngũ chuyên gia hàng đầu nhiều năm kinh nghiệm về dịch vụ xác định giá chuyển nhượng.
⭐ Bên cạnh đó TAF cung cấp giải pháp mang tính thực tiễn cao, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và kiểm soát hiệu quả rủi ro của quá trình chuyển giá.
⭐ Từ đó đảm bảo hoạt động chính xác trong từng nghiệp vụ phát sinh cũng như hỗ trợ giải quyết những tình huống sai sót có thể xảy ra.
Hỗ trợ lập hồ sơ xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết liên quan đến chuyển giá.
Hỗ trợ lập phụ lục thông tin giao dịch chuyển giá với bên liên kết.
Phát hiện, xử lý các lỗ hổng trong hồ sơ định giá giao dịch liên kết.
Phân tích, lựa chọn đối tượng từ cơ sở dữ liệu tại Việt Nam để tiến hành so sánh độc lập.
Xác định giá giao dịch, xây dựng chiến lược liên kết phù hợp với mô hình hoạt động doanh nghiệp.
Bảo vệ hồ sơ giao dịch về giá chuyển nhượng trước thanh tra thuế.
⭐ Người nộp thuế có các quyền theo quy định của Luật quản lý thuế trong trường hợp có giao dịch liên kết trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định quy định.
⭐ Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nghiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết mà không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều chỉnh và quy định của Nghị định.
⭐ Người nộp thuế có giao dịch liên kết có trách nhiệm kê khai thông tin theo mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
⭐ Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong chuyển giá bao gồm giấy tờ tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định:
Hồ sơ quốc gia - Mẫu số 02
Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu - Mẫu số 03.
Báo cáo lợi nhuận liên quốc giá của Công ty mẹ tối cao - Mẫu số 04.
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết – Mẫu số 04.
Biểu mẫu kê khai của cơ quan thuế - Mẫu số 04.
⭐ Lưu giữ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết lập trước thời điểm kê khai giá thuế thu nhập hàng năm và xuất trình khi cơ quan thuế thực hiện thanh kiểm tra người nộp thuế.
⭐ Thời hạn cung cấp hồ sơ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan thuế là không quá 15 ngày.
⭐ Cung cấp cho cơ quan thuế hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, chứng từ, tài liệu của người nộp thuế rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong trường hợp dữ liệu là các số liệu kế toán cần cung cấp bằng bản mềm định dạng bảng tính.
⭐ Tất cả thông tin, tài liệu của Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cần được cung cấp đầy đủ, chính xác và người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về hồ sơ này.
⭐ Khi có yêu cầu cung cấp tài liệu của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ không quá 30 ngày làm việc. Trong trường hợp có lý do chính đáng được gia hạn thêm 15 ngày kể từ ngày hết hạn.
Thông tư 117/2005/TT-BTC áp dụng từ ngày 21/01/2006 đến ngày 06/6/2010 Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
Thông tư 66/2010/TT-BTC áp dụng từ ngày 06/6/2010 đến ngày 01/5/2017 Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
Nghị định 20/2017/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/5/2017 Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và Thông tư 41/2017 hướng dẫn Nghị định 20/2017/NĐ-CP
Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết về dịch vụ chuyển giá giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất. Để liên tục cập nhật các quy định về pháp luật và được giải đáp các thắc mắc có liên quan về dịch vụ này hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN TAF
? Trụ sở chính: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
☎ Hotline : 0924 580 580
? Zalo : 0924 580 580 (Mr J)
? Email: info@taf.vn
? Website: taf.vn
Ý kiến bạn đọc