Kiểm toán là gì? Những công việc quan trọng của kiểm toán viên

Kiểm toán là gì? Những công việc mà một kiểm toán viên phải làm là gì? Sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, ngành kiểm toán Việt Nam cũng ngày càng thể hiện được tầm quan trọng cũng như vai trò, góp phần vào sự phát triển lành mạnh của nền tài chính quốc gia, nâng cao chất lượng quản trị. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về kiểm toán.

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực thông tin các chứng từ có liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp, tử chức. Từ đó có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp của thông tin và các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể hiểu đơn giản rằng kiểm toán là quá trình kiểm tra và xác minh tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, từ đó cung cấp những thông tin chuẩn xác về tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trong bảng BCTC sẽ bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng,...

Ngành kiểm toán ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ liên quan đến chủ thể doanh nghiệp mà đó còn là căn cứ để những nhà đầu tư xem xét khi họ đang quna tâm đến tình hình tài chính. Ngoài ra thì báo cáo tài chính của là cơ sở pháp lý để có thể xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước.

kiem toan la gi
 

Kiểm toán gồm những loại nào?

Xét về hình thức thì hiện nay có 3 loại kiểm toán chính gồm:

Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước sẽ do các cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện, quá trình tiến hành sẽ theo luật định và không thu phí, thông thường các doanh nghiệp nhà nước sẽ là đối tượng được kiểm toán.

Kiểm toán độc lập

Hình thức kiểm toán này sẽ do những kiểm toán viên của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập thực hiện. Nhiệm vụ chính sẽ là kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài ra thì các công ty dịch vụ cũng thường cung cấp thêm các dịch vụ về tài chính khác, tùy vào nhu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này thường được cấp phép nên sẽ nhận được sự tin cậy cao từ những người muốn thuê dịch vụ kiểm toán.

Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là kiểm toán viên trong chính nội bộ của doanh nghiệp, công ty, thông thường việc kiểm toán sẽ được thực hiện theo yêu cầu của ban quan lý hoặc người điều hành doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ thường chỉ áp dụng trong công ty, kết quả kiểm toán nội bộ thường không được đánh giá cao, ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công.

Kiểm toán làm những công việc gì?

Dù có 3 hình thức kiểm toán khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì công việc của kiểm toán viên sẽ bao gồm:

Lập kế hoạch kiểm toán

Trước khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần lập kế hoạch chi tiết, đây là bước đầu tiên và rất quan trọng vì định hướng cho các hoạt động sau này. Nếu có một kế hoạch tốt và chi tiết, công việc sẽ dễ dàng hơn dù có nhiều tình huống phát sinh ngoài ý muốn.

Xây dựng chương trình kiểm toán

Xây dựng chương trình kiểm toán là kỹ năng mà bất cứ kiểm toán viên nào cũng cần có. Việc xây dựng một chương trình kiểm toán tốt, chặt chẽ sẽ giúp kiểm toán viên có thể thực hiện công việc một cách chính xác hơn.

Để xây dựng chương trình kiểm toán chặt chẽ thì cần xác định số lượng, thứ tự các bước thực hiện, bao gồm tất cả các công việc sẽ làm kể từ khi bắt đầu cho đến thời điểm kết thúc quá trình kiểm toán.

Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán

Công việc trọng tâm của kiểm toán viên là sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin, đối chiếu và kiểm tra, cụ thể:

- Kiểm toán cân đối: Dựa trên phương trình kế toán để kiểm toán.

- Đối chiếu trực tiếp: Thực hiện đối chiếu một chỉ tiêu dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

- Đối chiếu logic: Nghiên cứu mối quan hệ của các chỉ tiêu có liên quan.

- Điều tra: Dùng nhiều cách để tiếp cận, đánh giá đối tượng được kiểm toán.

- Trắc nghiệm: Tiến hành tái diễn lại những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác minh kết quả của quá trình đã xảy ra trước đó.

Ghi chép

Tất cả các thông tin thu thập được đều phải ghi chép lại, bao gồm các phát giác, nhận định hay con số đều cần ghi lại một cách đầy đủ bởi kiểm toán viên. Đây là những bằng chứng quan trọng và khách quan để có thể đưa ra kết luận kiểm toán.

Kết luận, báo cáo

Cuối cùng là bước đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận của kiểm toán viên cần được thể hiện trên biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Một số lưu ý để kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận chính xác nhất:

- Xem xét khoản nợ ngoài dự kiến.

- Xem xét sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.

- Đánh giá tính liên tục của đơn vị.

- Tập hộp toàn bộ thư giải trình từ Ban Giám Đốc.

Sau khi đã đưa ra kết luận, kế toán viên cần phải tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán, đưa ra kết luận cuối cùng về BCTC của doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin về kiểm toán là gì? Những công việc mà một kiểm toán viên cần làm. Kiểm toán là công việc quan trọng với mọi doanh nghiệp, tổ chức, vì vậy mà người làm kiểm toán luôn phải cung cấp các thông tin chính xác và khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

liên hệ TAF
 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN TAF

? Trụ sở chính: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 0978 666 600

? Zalo : 0978 666 600 (Mr J)

? Email: info@taf.vn

? Website: taf.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

zalo
0924 580 580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây