Giao dịch liện kết là gì? Các quy định khi giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là gì? Khi giao dịch liên kết cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chi tiết nhất, cùng tham khảo nhé.

giao dịch liên kết

icon but chi Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Theo nghĩa đầy đủ nhất dựa vào Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì giao dịch liên kết là giao dịch được phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Thông thường, các bên thuộc mối quan hệ liên kết sẽ bao gồm:

  • Bên mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Bên vay, cho vay, bên dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính hoặc các công cụ tài chính khác.
  • Bên mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình cùng những thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực.
  • Bên chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
  • Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, giao dịch liên kết chính là giao dịch giữa các công ty, doanh nghiệp để cùng thực hiện một dự án nào đó. Khi phát sinh giao dịch liên kết, các công ty cần phải đảm bảo thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với giao dịch ấy.
Xem thêm : Dịch vụ thành lập doanh nghiệp

icon chu y Những quy định khi giao dịch liên kết

giao dịch liên kết
 

Để đảm bảo giao dịch liên kết được minh bạch thì việc đề xuất những quy định khi giao dịch liên kết là điều tất yếu. Trong Nghị định số 20/2017.NĐ-CP và Thông tư số 41/2017/TT-BTC đã nêu rõ những điều này:

icon tich xanh Những vấn đề liên quan đến nguyên tắc và bản chất sẽ mang tính quyết định về mặt hình thức.

icon tich xanh Tất cả những thay đổi xuất hiện trong các quy định về bên liên kết.

icon tich xanh Toàn bộ những lưu ý về việc đưa ra phân tích, so sánh và xác định giá các giao dịch liên kết.

icon tich xanh Tất cả những thay đổi về nghĩa vụ người nộp thuế trong việc kê khai và xác định giá giao dịch liên kết xảy ra. Đồng thời, điều này phải được đính kèm theo giới thiệu về các biểu mẫu.


⭐ Một số trường hợp có thể được miễn việc chuẩn bị hồ sơ để xác định các giao dịch liên kết cùng việc kê khai các giao dịch này.

⭐ Một số chi phí cụ thể sẽ không bị trừ trong quá trình tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

⭐ Những vấn đề liên quan đến thời hạn của việc chuẩn bị, lưu trữ và xuất trình bản hồ sơ xác định giá của các giao dịch liên kết.

⭐ Những quyền hạn của cơ quan thuế trong việc quản lý giá các giao dịch liên kết.

icon chu y 3 nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết phải biết

giao dịch liên kết
 

Để triển khai các giao dịch liên kết đạt kết quả tốt nhất thì bạn cần phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể. Dưới đây là 3 nguyên tắc được áp dụng kèm theo giao dịch liên kết mà bạn cần phải quan tâm đến bao gồm:


icon 1 Nguyên tắc 1:

Người chịu trách nhiệm cho việc nộp thuế có liên quan đến giao dịch liên kết cần phải kê khai đầy đủ tất cả những nội dung liên quan đến giao dịch liên kết đó.

Trong đó sẽ được loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế bởi quan hệ liên kết chi phối, tác động nhằm xác định nghĩa vụ thuế của các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập cùng điều kiện.


icon cau 2 Nguyên tắc 2:

Cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý các giao dịch liên kết trên nguyên tắc của các giao dịch độc lập. Ngoài ra, cơ quan thuế cũng phải thực hiện việc điều chỉnh giá của những giao dịch liên kết nhằm xác định chính xác nghĩa vụ thuế được quy định tại Nghị định.


icon cau 3 Nguyên tắc 3:

Đối với các giao dịch mang tính chất độc lập thì nguyên tắc giao dịch độc lập sẽ được áp dụng và không có quan hệ liên kết tại các hiệp định thuế có hiệu lực thi hành ở Việt Nam.


dich vu kiem toan bao cao tai chinh bctc taf 1 dich vu kiem toan taf dich vu kiem toan 1 dich vu ke toan tron goi hcm 1 kiem toan chi phi chung cu dich vu ke toan tron goi hcm 1 quyet toan thue taf 1 thanh lap doanh nghiep

icon chu y Những quy định của pháp luật Việt Nam đối với các bên liên kết

Để có thể tham gia vào giao dịch liên kết thì bạn cần phải đảm bảo một trong các tiêu chí mà pháp luật Việt nam đã quy định dành riêng cho các bên liên kết sau đây:

Những công ty, doanh nghiệp cần nắm giữ ít nhất 25% vốn góp trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp kia.

Cả hai bên đều phải sở hữu gián tiếp hoặc trực tiếp ít nhất 25% số vốn góp của chủ sở hữu mà bên thứ 3 nắm giữ.

Một trong hai bên là cổ đông lớn nhất và phải giữ ít nhất 10% tổng cổ phần của doanh nghiệp còn lại.

Doanh nghiệp này có quyền chỉ định thành viên thuộc ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát công ty cần thỏa mãn điều kiện về số lượng các thành viên.

Nếu cả hai bên đều có trên 50% số lượng thành viên ban lãnh đạo thì quyết định cuối cùng sẽ do bên thứ 3 đưa ra.

Một hoặc nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng chịu sự quản lý của một cá nhân thông qua việc người đó có góp vốn vào doanh nghiệp.

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin liên quan đến giao dịch liên kết. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giao dịch liên kết là gì và những quy định, nguyên tắc trong giao dịch liên kết.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần được hỗ trợ, hãy liên hệ tới Hotline 0978 66 66 00 của TAF để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ: 0978.666.600 hoặc ZALO (Mr J)  0978.666.600  

liên hệ TAF
 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN TAF

? Trụ sở chính: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Hotline : 0978 666 600

? Zalo : 0978 666 600 (Mr J)

? Email: info@taf.vn

? Website: taf.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

zalo
0924 580 580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây