Thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện ngay một số loại thủ tục sau

Những thủ tục cần hoàn thành sau khi thành lập doanh nghiệp

Nộp tờ khai thuế & thuế môn bài thành lập doanh nghiệp:

Sau khi đã thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu của doanh nghiệp cần khai thuế trên trang www.thuedientu.gdt.gov.vn

Quy định về lệ phí môn bài đối với các doanh nghiệp như sau:

Đối tượng áp dụng thuế môn bài Lệ phí môn bài phải nộp
Doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh, sản xuất có vốn điều lệ/vốn đăng ký trên 10 tỷ. 3.000.000 VNĐ/năm
Doanh nghiệp/tổ chức kinh doanh, sản xuất có vốn điều lệ/vốn đăng ký dưới 10 tỷ. 2.000.000 VNĐ/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, và các tổ chức kinh tế khác. 1.000.000 VNĐ/năm
HKD có doanh thu trên 500.000.000 VNĐ/năm 1.000.000 VNĐ/năm
HKD có doanh thu từ 300.000.000 – 500.000.000 VNĐ/năm 500.000 VNĐ/năm
HKD có doanh thu từ 100.000.000 – 300.000.000 VNĐ/năm 300.000 VNĐ/năm

Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập thường sẽ được miễn nộp thuế môn bài trong thời hạn được quy định trong các trường hợp sau tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp mới thành lập:

Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập cần tối thiểu một tài khoản ngân hàng mang tên doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động như nộp thuế điện tử, nhận thanh toán từ khách hàng cùng với các hoạt động giao dịch, thương mại khác.

Những hồ sơ liên quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đăng ký mở tài khoản ngân hàng:

  • Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” (Có chứng thực)
  • Bản sao “Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật” (Có chứng thực)
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán (Có chứng thực)

Lưu ý:
+ Sau khi mở tài khoản, doanh nghiệp cần thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày để cập nhật thông tin, quản lý, và kiểm soát các giao dịch.
+ 1 tài khoản ngân hàng chỉ được dùng cho một doanh nghiệp nhưng 1 doanh nghiệp có thể đăng ký và sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Đăng ký chữ ký số:

Chữ ký số là một phương tiện điện tử được sử dụng để xác thực doanh nghiệp và đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin đã được ký. Thay vì sử dụng chữ ký truyền thống bằng mực trên giấy, chữ ký số sử dụng mã hóa để tạo ra một dạng chữ ký điện tử.

Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch trực tuyến, quy trình ký số, và các vấn đề an ninh thông tin khác để bảo vệ thông tin và đảm bảo sự tin cậy trong truyền thông điện tử. Hiện nay, các doanh nghiệp đều dùng chữ ký số thay vì chữ ký truyền thống.

Chữ ký điện tử được sử dụng trong các trường hợp:

  • Ký hóa đơn điện tử
  • Ký tờ khai điện tử
  • Ký hợp đồng điện tử

Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, yêu cầu rằng tên của doanh nghiệp phải được hiển thị hoặc đính kèm tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Vi phạm quy định này có thể dẫn đến mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp có thể đối mặt với việc bị khóa mã số thuế, theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc công bố thông tin về địa chỉ và tên doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý kinh doanh và hỗ trợ quá trình giám sát từ phía cơ quan quản lý.

Bảng hiệu của doanh nghiệp sẽ cần những tiêu chí sau:

  • Chứa thông tin về doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp, MST và địa chỉ trụ sở
  • Kích thước bắt buộc:
    Đối với bảng hiệu ngang: Chiều cao tối đa 2m, chiều dài bảng hiệu không được vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
    Đối với bảng hiệu dọc: Chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa là 4m và không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt bảng hiệu.
  • Cần phải đặt tại nơi bên ngoài có thể nhìn thấy rõ.

Đăng ký thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay, theo Nghị định 123 và Thông tư 78, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Đăng ký bảo hiểm cho người lao động sau khi thành lập doanh nghiệp:

Doanh nghiệp mới thành lập nói riêng và tất cả các doanh nghiệp hiện hành nói chung đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, đối với đa số doanh nghiệp mới thành lập, vấn đề này thường xuyên gặp thiếu sót.

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong khoảng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm dành cho người lao động. Hồ sơ chi tiết bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động – bảo bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN).

Hoàn thiện tất cả điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn thành lập doanh nghiệp

Cuối cùng, đối với những thông tin còn thiếu sót trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, như giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành kinh doanh yêu cầu), doanh nghiệp cần tiến hành bổ sung ngay lập tức để tránh bị xử phạt trong trường hợp có đoàn thanh tra.

Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, phải thực hiện cam kết vốn đúng quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp sau khi thành lập, xuất hiện các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết vốn, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục điều chỉnh để giảm vốn điều lệ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

zalo
0924 580 580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây