Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024: Cách tính và mức nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024: Cách tính và mức nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, được tính dựa trên thu nhập được chịu thuế trong một khoảng thời gian cụ thể và mức thuế áp dụng. Đây được coi là một trong những nguồn thuế quan trọng nhất của ngân sách quốc gia.

Những đối tượng phải nộp thuế TNDN:

Những đối tượng nộp thuế TNDN

Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập phải chịu thuế theo quy định của Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (gọi là doanh nghiệp nước ngoài), có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác Xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Các doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN theo các quy định sau đây:

  • Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ nộp thuế trên thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam sẽ nộp thuế trên thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam sẽ nộp thuế trên thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam sẽ nộp thuế trên thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là nơi mà doanh nghiệp này thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Điều này có thể bao gồm:

  • Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
  • Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
  • Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
  • Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tính thuế TNDN

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]

  1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế được tính như sau: Tổng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản thu nhập được miễn thuế, cộng thêm các khoản lỗ được chuyển ghi nhận theo quy định.
Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

  1. Mức thuế suất TNDN

Theo quy định của Điều 10, Điều 13 và Điều 14 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013, cùng với Điều 10 của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất áp dụng cho thuế TNDN là 20%.

Cách xác định doanh thu tính thuế:

Theo Điều 8 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP, doanh thu tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) được quy định như sau:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hóa, gia công và cung cấp dịch vụ, kể cả các khoản trợ giá, phụ thu và phụ trội mà doanh nghiệp nhận được, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, doanh thu tính thuế TNDN chỉ bao gồm doanh thu không kèm thuế giá trị gia tăng.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng khi kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

  • Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là khi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa được chuyển giao cho người mua.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là khi dịch vụ được cung cấp hoàn chỉnh cho người mua hoặc khi hóa đơn cung cấp dịch vụ được lập.

  • Các trường hợp cụ thể về doanh thu tính thuế TNDN được quy định chi tiết tại Điều 8 Khoản 3 của Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Điều 5 Khoản 3 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Thu nhập nào được miễn thuế?

Thu nhập được miễn thuế
  • Thu nhập liên quan đến nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
  • Thu nhập từ việc thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ
  • Doanh nghiệp có từ 30% số lao động là người khuyết tật…
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho một số đối tượng
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn…sau khi bên nhận góp vốn đã nộp thuế
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục..
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải
  • Một số thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao
  • Phần thu nhập không chia
  • Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên
  • Thu nhập của văn phòng thừa phát lại

Thời hạn khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được quy định như sau theo Điều 44 của Luật Quản lý thuế 2019:

  • Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính hàng quý: Là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý kế tiếp sau quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp sơ quyết toán thuế hàng năm: Là ngày cuối cùng của tháng thứ ba sau ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
 Tags: Thuế TNDN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

zalo
0924 580 580
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây