"Kiểm toán" đang là ngành nghề có lượt tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ngành nghề này có các đặc thù khiến các bạn trẻ có thể thăng tiến và giúp cho đất nước phát triển bền vững hơn và minh bạch các con số tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán nhà nước từ đó cũng được quan tâm hơn với những lợi ích nó mang lại cho sự liêm chính của nền kinh tế nước nhà. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kiểm toán nhà nước thì bài viết này là dành cho bạn.
Kiểm toán nhà nước là việc được tiến hành trực tiếp bởi các công chức tại cơ quan hành chính của Nhà nước. Họ sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của các chứng từ, số liệu và các báo cáo của các đơn vụ sự nghiệp công lập, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội dùng ngân sách do nhà nước cấp.
Giai đoạn hình thành (từ năm 1994 - 2004)
⭐ Năm 1992, bản Hiến pháp đã được sửa đổi về đường lối đổi mới nền kinh tế về hai phương diện chính trị và pháp lý. Theo đó những hoạt động kinh tế - tài chính của Việt Nam đều tuân thủ cơ chế thị trường.
⭐ Ngày 11/07/1994, chính phủ chính thức cho thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước dựa trên Nghị định số 70-CP. Đến ngày 24/1/1995, Điều lệ hoạt động và tổ chức đối với kiểm toán nhà nước (KTNN) được xác lập dựa trên Quyết định số 61-TTg của Chính phủ.
⭐ Ngày 13/08/2003, KTNN được giải thích rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng, cơ cấu tổ chức... trong Nghị định số 93/2003/NĐ-CP. Ở giai đoạn này, KTNN chưa phải là cơ quan nhà nước độc lập (cơ quan hiến định độc lập).
Giai đoạn chuyển đổi: (Từ năm 2005 - 2014)
⭐ Ngày 14/06/2005, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật KTNN, theo luật khẳng định KTNN hoạt động độc lập trên cơ sở của pháp luật và được Quốc hội thành lập. Điều đó cho thấy KTNN đã giảm bớt sự phụ thuộc vào Chính phủ hay tính độc lập và vị trí của KTNN được nâng cao và thể hiện qua một số mặt:
- Về mặt tổ chức: Quốc hội có quyền bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng KTNN, giúp cho Tổng KTNN được nâng cao vị thế trong bộ máy nhà nước. Do Quốc hội có thể quyết định chức vụ rất quan trọng của nhà nước Việt Nam như Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước,... Hơn nữa nhiệm kỳ của Phó kiểm toán và Tổng kiểm toán kéo dài lên đến 7 năm, dài hơn cả nhiệm kỳ Quốc hội chỉ là 5 năm.
- Về chế độ trách nhiệm: Tổng KTNN phải chịu trách nhiệm trước Uy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và Chính phủ theo luật KTNN năm 2005.
- Về hoạt động: KTNN sẽ hoạt động độc lập dựa trên cơ sở đảm bảo tính trung thực, khách quan và tuân thủ pháp luật (theo luật KTNN 2005). KTNN được quyền quyết định kế hoạch kiểm toán thường niên và khi cần thực hiện chỉ cần phải báo cáo trước Quốc hội và Chính phủ mà không cần phê duyệt.
Giai đoạn cơ quan nhà nước độc lập đầy đủ (cơ quan hiến định độc lập đầy đủ từ năm 2015 đến nay)
⭐ Từ năm 2015 cho đến nay, KTNN đã trở thành cơ quan nhà nước độc lập đúng nghĩa, thể hiện qua:
- Điều 113 quy định riêng về KTNN năm trong chương riêng và đặt cùng Hội đồng Bầu cử Quốc Gia ban hành trong hiến pháp Việt Nam năm 2013.
- Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị người giữ chức Tổng Kiểm toán lên quốc hội thì sẽ không phải trao đổi với Chính phủ.
Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết “Kiểm toán nhà nước là gì? Các giai đoạn phát triển của kiểm toán nhà nước” Bạn sẽ có được kiến thức bổ ích cho mình. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline: 0978666600 và website: https://taf.vn/
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN TAF
? Trụ sở chính: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
☎ Hotline : 0978 666 600
? Zalo : 0978 666 600 (Mr J)
? Email: info@taf.vn
? Website: taf.vn
Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn