Các văn bản mới nhất về thuế TNDN hiện nay:
• Luật số 32/2013QH13 ngày 19/2013.
• Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
• Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014.
• Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
• Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.
• Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015.
• Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018.
Hàng quý doanh nghiệp tự tính tạm nộp tiền thuế TNDN, không phải nộp Tờ khai
Cách tính thuế TNDN tạm tính phải nộp theo quý và cuối năm.
Căn cứ theo Điều 1, 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3, 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định: “Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp".
Thuế TNDN phải nộp được xác định trong công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = { Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) } x Thuế suất thuế TNDN
Lưu ý:
Quy định về việc trích lập quỹ KHCN, mức trích… các bạn xem tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/06/2016.
Như vậy: Nếu doanh nghiệp (Không trích lập quỹ KH&CN) thì thuế TNDN phải nộp được tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thuế nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - { Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển }
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch và thu nhập khác; được xác định như sau:
Thuế nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trừ chi phí được của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Lưu ý:
Doanh nghiệp nếu có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khi áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động đó rồi nhân với thuế suất tương ứng.
• Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng và không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu đã bao gồm thuế GTGT
• Các khoản chi phí được trừ: Trừ các khoản chi không được trừ đã nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm tiền thuế GTGT) khi thanh toán bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…
• Các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập khác bao gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Lãi tiền gửi, tiền cho vay; Tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng; Hàng cho, hàng biếu tặng hoặc nhận được…
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 4 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC đã Quy định có các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN như sau:
• Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thuỷ sản, sản xuất muối của hợp tác xã;
• Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp bao gồm thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
• Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghiệ theo quy định của phát luật về khoa học, công nghệ được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tất, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp…
• Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển của các năm trước chuyển sang.
• Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì sẽ chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
==>> Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý vào năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Ví dụ 1:
Năm 2019 công ty có phát sinh lỗ là 5 tỷ đồng, năm 2020 có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng >> Toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2019 là 5 tỷ đồng, phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2020 (vì số lỗ nhỏ hơn số lãi)
Ví dụ 2:
Năm 2019 có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2020 có phát sinh thu nhập là 8 tỷ đồng >> Phải chuyển toàn bộ số lỗ 8 tỷ đồng vào thu nhập năm 2020 (Vì số lỗ được chuyển tối đa bằng = số lãi năm nay) và số lỗ 2 tỷ đồng còn lại, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2019 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 05 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Từ ngày 01/01/2016 trở đi, tất cả các doanh nghiệp sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%.
Lưu ý:
• Có một số doanh nghiệp có đặc thù riêng sẽ có thuế suất là 32%, 50% và có những doanh nghiệp được ưu đãi về thuế TNDN chỉ còn 10%...
• Những doanh nghiệp khi kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp vẫn tính thuế TNDN như trên >> Nếu muốn kê khai thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp thì bạn cần phải làm công văn gửi lên thuế và được thuế đồng ý thì mới làm.
Xem thêm:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm tất cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu đã bao gồm cả thuế GTGT.
Ví dụ 1:
Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hoá đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 220.000 đồng (giá đã có thuế GTGT) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 220.000 đồng.
Đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của phát luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì khi kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau: Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, tiền cho vay) là 5%; riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật là 2%. Đối với kinh doanh hàng hoá là 1%. Đối với hoạt động khác là 2%.
Ví dụ 2:
Đơn vị sự nghiệp B có phát sinh hoạt động cho thuê, tiền thuê nhà 01 năm là 200 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí và thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên nên đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ >> Số thuế TNDN phải nộp = 200.000.000 đồng x 5% = 10.000.000 đồng
Ví dụ:
Doanh nghiệp C có số liệu như sau:
Năm 2018 lỗ 80.000.000 đồng
Năm 2019 doanh nghiệp hoạt động như sau
• Doanh thu từ hoạt động bán hàng, dịch vụ (TK 511): 700.000.000 đồng
• Doanh thu từ hoạt động tài chính (Lãi tiền gửi TK 515): 10.000.000 đồng
• Chi phí giá vốn hàng bán (TK 632): 400.000.000 đồng
• Chi phí bán hàng (TT 200 là TK 641, TT 133 là TK 6421): 100.000.000 đồng
• Chi phí quản lý (TT 200 là TK 642, TT 133 là TK 6422): 120.000.000 đồng
• Chi phí tài chính ( Chi phí lãi vay TK 635): 6.000.000 đồng
• Thu nhập khác (Tiền thanh lý TSCĐ TK 711): 20.000.000 đồng
• Chi phí khác (Tiền phạt chậm nộp thuế TK 811): 2.000.000 đồng
Cách tính thuế TNDN năm 2019 như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
= 700.000.000 + 10.000.000 + 20.000.000 – (400.000.000 + 100.000.000 + 120.000.000 + 6.000.000)
(Do tiền phạt chậm nộp thuế không được trừ khi tính thuế TNDN nên bị loại ra)
= 730.000.000 – 626.000.000 = 104.000.000 đồng
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được chuyển)
= 104.000.000 – 80.000.000 = 24.000.000 đồng (Do thu nhập tính thuế năm nay lớn hơn số lỗ năm trước nên được chuyển toàn bộ số lỗ năm 2018 sang năm 2019)
Thuế TNDN năm 2020 = 24.000.000 x 20% = 4.800.000 đồng
Hàng quý mặc dù không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính, nhưng doanh nghiệp vẫn phải tự tính số tiền thuế TNDN để tạm nộp cho cơ quan thuế, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo. Có 3 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp tổng số thuế TNDN tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% trở lên. Mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực hiện nộp số thuế còn thiếu so với quyết toán.
Ví dụ 1:
Năm 2019, doanh nghiệp D đã tạm nộp thuế TNDN là 70 triệu đồng.
Khi lập Tờ khai quyết toán năm: Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 80 triệu đồng.
Tăng 10 triệu đồng. Số phải nộp theo Quyết toán là 80tr x 20% = 16 triệu đồng
Như vậy, chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% (10tr < 16tr). Doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng theo thời hạn quy định (Tức là hạn nộp Tờ khai quyết toán năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính) Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì sẽ bị tính tiền chậm nộp.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20%. Doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp so với số thuế phải nộp theo quyết toán, tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ 2:
Năm 2019, doanh nghiệp D đã tạm nộp thuế TNDN là 70 triệu đồng.
Khi lập Tờ khai quyết toán năm: Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 100 triệu đồng.
Tăng 30 triệu đồng Số phải nộp theo Quyết toán là 100tr x 20% = 20 triệu đồng
Như vậy, chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm trên 20% (30tr > 20tr) Khi đó doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng, đồng thời doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (30 – 20 = 10 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/01/2020) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ lớn hơn số phải nộp theo quyết toán.
Ví dụ 3:
Năm 2019, doanh nghiệp D đã tạm nộp thuế TNDN là 70 triệu đồng.
Khi lập Tờ khai quyết toán năm: Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 50 triệu đồng.
Nghĩa là doanh nghiệp đang nộp thừa 20 triệu đồng .
Số thuế nộp thừa 20 triệu đồng sẽ được coi là số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định
Hy vọng qua bài viết bên trên chắc bạn đã biết được Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm các quy định, thông tư cũng như và các tin tức về kế toán, kiểm toán, thuế các bạn có thể tham khảo thêm tại
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM TOÁN TAF
? Trụ sở chính: 62A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
☎ Hotline : 0978 666 600
? Zalo : 0978 666 600 (Mr J)
? Email: info@taf.vn
? Website: taf.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn