Không phát sinh hoạt động, doanh thu thì không phải kê khai thuế ?
Công ty mới thành lập không phát sinh doanh thu được hiểu là không có hóa đơn đầu ra và không có hóa đơn đầu vào ( tức doanh nghiệp chưa có phát sinh doanh thu và chi phí).
Đây là quan điểm sai lầm mà nhiều nhà doanh nghiệp mới thành lập thường mắc phải dẫn đến việc doanh nghiệp dễ bị nộp phải do không kê khai, kê khai muộn hoặc thậm chí khóa mã số thuế. Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành dù không phát sinh hoạt động, giao dịch mua bán,... vẫn phải nộp hồ sơ kê khai thuế đầy đủ và đúng hạn.
Tại khoản 1, điều 10, thông tư số 156/2013/TT-BTC có đề cập đến trường hợp doanh nghiệp không phát sinh nghĩa vụ thuế như sau:
Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.
Như vậy, tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập, hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế đều có nghĩa vụ phải lập, nộp báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê mà không ngoại trừ trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Nhiều doanh nghiệp mới hoạt động do không nắm rõ quy định của pháp luật cũng như muốn tiết kiệm, giảm thiểu chi phí nên đã trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng lại không lười trước được hậu quả. Sau khi cơ quan thuế đến kiểm tra, doanh nghiệp có thể bị truy thu số tiền Bảo hiểm xã hội đóng thiếu và bị xử phạt
Căn cứ vào Khoản 5, Khoản 6, Điều 38, Nghị định 28/2020/NĐ-CP về việc vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động sẽ phải chịu mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 5).
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 6).
Ngoài ra, Công ty có hành vi không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 4, Điều 40, Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Cập nhật chính sách thuế chậm, không nắm được thời hạn kê khai
Những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập thường không có kế toán hoặc kế toán thiếu kinh nghiệm, thiếu nhạy bén để nắm bắt thông tin thay đổi chính sách từ thuế dẫn đến việc kê khai sai, nộp chậm, thiếu tờ khai dẫn đến sau này doanh nghiệp phải chịu hậu quả nộp phạt.
Sổ sách kế toán cuối năm mới làm
Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thường nghĩ rằng chỉ cần nộp báo cáo thuế là xong. Doanh nghiệp phát sinh ít chi phí nên sổ sách chưa cần làm ngay đến cuối năm làm một thể nhưng doanh nghiệp lại không biết được rằng quan trọng hơn việc kê khai thuế chính là việc làm sổ sách kế toán, hoàn thiện hồ sơ, giải trình chi phí hợp lý.
Ví dụ:
- Nếu bạn là doanh nghiệp kinh doanh thương mại: chỉ báo cáo thuế mà quên đi cập nhật sổ sách liên quan đến hàng tồn kho thì sẽ không kiểm soát được việc âm hàng
- Nếu bạn là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, việc cân đối chi phí cho từng hạng mục công trình không thể để cuối năm bốc chi phí. Vì trong khi quản trị công trình, sai sót về lấy hàng mà không có hoặc lấy thiếu hóa đơn thường là vấn đề doanh nghiệp hay mắc phải. Cuối năm khi rà soát lại thiếu chi phí. Từ đó gây thiệt hại về thuế GTGT và TNDN là điều không thể tránh khỏi.
Giải pháp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập
Dịch vụ kế toán là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp trong mọi ngành nghề sử dụng, đặc biệt là các công ty mới thành lập
Dịch vụ kế toán là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho các doanh nghiệp mới thành lập, bởi vì:
- Dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về thuế, báo cáo tài chính và các nghĩa vụ khác với cơ quan nhà nước.
- Dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân sự, đào tạo và quản lý kế toán, cũng như tránh được những sai sót và rủi ro do thiếu kinh nghiệm hoặc gian lận.
- Dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp có được những báo cáo chính xác, kịp thời và minh bạch, giúp cho việc quản lý hoạt động kinh doanh, đầu tư và phát triển được dễ dàng hơn.
- Dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp tận dụng được những ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính và các cơ hội kinh doanh khác từ cơ quan nhà nước và các đối tác.
Xem thêm về dịch vụ kế toán của TAF
Nói chung kế toán là công việc là một công việc xuyên suốt phải cập nhật liên tục trong suốt một năm tài chính. Với những doanh nghiệp mới thành lập nên sử dụng dịch vụ kế toán để tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tránh các sai lầm không đáng có.