Trong trường hợp doanh nghiệp cần một khoản để bù đắp vào các giá trị chênh lệch, có thể là các khoản nợ xấu nợ và thất thoát khác phải trả thì trích lập dự phòng chính là khoảng bù đắp đó. Thông thường các doanh nghiệp sẽ trích lập dự phòng từng nhóm đối tượng, từng mục đích để sử dụng hiệu quả và dễ dàng kiểm soát. Dưới đây là một số các khoản trích lập dự phòng thường được sử dụng.
Đây là một trong các khoản trích lập dự phòng cho phần giá trị thực của hàng tồn kho. Với điều kiện thấp hơn so với giá trị đề cập trong trong sổ sách. Vì là tồn kho nên đối tượng trích lập chính là hàng hóa, dụng cụ, ... thuộc sở hữu của doanh nghiệp ngay tại thời điểm lập báo cáo, có giá trong sổ sách cao hơn giá hiện tại hay có những chứng từ, giấy tờ khẳng định giá vốn nhập kho.
Cách xác định mức trích lập là: lấy số lượng hàng tồn kho (thời điểm lập báo cáo) x giá gốc ghi trong sổ rồi trừ đi giá trị thuần của hàng hóa đó.
Doanh nghiệp sẽ là người quyết định giá thuần của hàng hóa bằng cách lấy giá bán ước tính hàng tồn kho trong kỳ sản xuất trừ đi chi phí để tiêu thụ hàng hóa. Đặc biệt cần phải đảm bảo tuân theo chuẩn mực kế toán 02 hàng tồn kho của Bộ Tài chính khi xác định phần giá gốc của hàng tồn kho.
Công ty thường sẽ có các khoảng dành riêng cho chứng khoán và quỹ đầu tư khác. Thiết lập dự phòng đầu tư tài chính là dùng cho phần tổn thất bởi các trường hợp này.
Công thức tính mức trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán:
Giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán - số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu (tại thời điểm lập báo cáo) x giá trị thực chứng khoán trên thị trường.
Trường hợp chứng khoán đã niêm yết thì giá đóng cửa ngày có giao dịch chính là giá thực tế.
Trường hợp cổ phiếu đã đăng ký giao dịch nhưng chưa được niêm yết thì trung bình cộng của giá tham chiếu trong 30 ngày gần nhất sẽ là giá thực tế.
Sẽ được tính bằng cách:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thực của doanh nghiệp tại tổ chức nhận vốn x vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu tại tổ chức nhận vốn - vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận góp vốn.
Trong đó vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu của tổ chức nhận vốn sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán từ tổ chức nhận góp vốn.
Đưa ra dự phòng về những khoản nợ xấu hay rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động tài chính chính là trích lập dự trữ ngân hàng. Thực hiện trích lập để giúp hạn chế đi những rủi ro và dễ dàng đánh giá hồ sơ khách hàng.
Các nhóm nợ cơ bản
Nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn: là nhóm mà có thể thu hồi đầy đủ gốc lẫn lãi đúng thời gian đặt ra.
Nhóm 2 nợ cần chú ý: nhóm này là những doanh nghiệp hay cá nhân có đầy đủ khả năng trả nợ, tuy nhiên lại có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn: dành cho các khách hàng thuộc diện không thể trả lãi có các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày trong đó có cả những khoản nợ được miễn giảm lãi.
Nhóm 4 nợ nghi ngờ: là những cá nhân doanh nghiệp có khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn: những đơn vị, cá nhân có thời gian trễ hẹn lên đến 360 ngày.
Trích lập dự phòng rủi ro hay còn có tên gọi khác là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Là khoản sử dụng cho các thất thoát phát sinh từ những khoản nợ xấu. Tỷ lệ trích lập của các nhóm độ trên sẽ được tính theo quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 493.
Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Và nhóm 5: 100%.
Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể: R= max {0,(A-C)} x r.
Trong đó:
R là số tiền dự phòng cần phải trích ra.
A là số dư nợ gốc của khoản nợ cần tính toán.
C là giá trị khấu trừ của tài sản thế chấp.
r là tỷ lệ trích lập dự phòng.
Đối với những người lao động thôi việc hoặc bị mất việc thì số tiền chi trả sẽ được lấy từ trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc. Thông thường mức trích lập sẽ dao động từ 1% đến 3% trên quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nếu như quỹ này chưa sử dụng hết thì sẽ được cộng gộp vào năm sau.
Bài viết trên là thông tin về các khoản trích lập dự phòng cần có ở công ty doanh nghiệp. Bên cạnh các dạng trích lập dự phòng như trên thì vẫn có thể chia nhỏ các tác vụ ra tính toán sao cho phù hợp với việc đầu tư và phát triển. tham khảo thêm tại : https://taf.vn/
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn